Diệt muỗi Aedes giúp phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika
Cách diệt muỗi để phòng bệnh
Dùng muỗi để diệt... muỗi!
Bộ Y tế Brazil bác bỏ thông tin hoá chất diệt ấu trùng muỗi gây tật đầu nhỏ
Muỗi vằn nuôi ở Nha Trang áp chế được virus Zika?
Để kêu gọi người dân chung tay vào hoạt động diệt muỗi, ngày 5/3/2016, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết” tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do Zika không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của riêng ngành y tế, mà cần sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể của các địa phương. Trong đó vai trò quan trọng nhất là ý thức tự giác một cách thường xuyên của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình. Chính vì thế, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình hãy tích cực chủ động phòng bệnh do virus Zika, dịch bệnh sốt xuất huyết bằng các hoạt động đơn giản như loại bỏ tất cả dụng cụ chứa nước không cần thiết vì đó là nơi sinh sản, đẻ trứng của muỗi Aedes và lăng quăng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thả cá diệt loăng quăng tại một hộ gia đình
Hằng ngày, hằng tuần dành nửa giờ đồng hồ để lật úp các dụng cụ chứa nước, thu dọn vật phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon nước ngọt, vỏ xe, thay nước bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước, chân chạn, hãy đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng, thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước không được súc rửa thường xuyên để cá ăn lăng quăng, ngủ màn, mặc quần áo dài tay, bôi kem chống muỗi đốt.
Tại buổi lễ phát động chiến dịch, Sở Y tế TP.HCM và UBND các quận huyện đã thực hiện ký cam kết, tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức, ban ngành trên địa bàn, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống Zika và sốt xuất huyết theo thông điệp của Bộ Y tế. Sau lễ phát động, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đi thị sát về thực trạng muỗi lưu hành ở một số hộ gia đình tại huyện Bình Chánh.
Bình luận của bạn